Tags:

xuất khẩu thủy sản

Các địa phương đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021; Doanh số bán lẻ thủy sản đông lạnh tươi sống của Mỹ lập kỷ lục năm 2021; Dự đoán giá thủy sản Trung Quốc sẽ vẫn ở mức cao; Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2021 tăng 7%; Trung Quốc: Cảng Thanh Đảo và Đại Liên mở cửa trở lại cho tàu Nga cập cảng cá minh thái; Dự đoán giá thủy sản Trung Quốc sẽ vẫn ở mức cao...

Trong bối cảnh ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch năm nhờ tình hình thời tiết thuận lợi cho nuôi trồng và nhu cầu nhập khẩu tăng trưởng, Sao Ta đã báo lãi kỷ lục trong 26 năm hoạt động.

Những khó khăn lớn do Covid-19 từng dẫn tới lo ngại không đạt kế hoạch xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, ngành thủy sản khá bất ngờ khi xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD.

Đối diện với muôn vàn khó khăn, các chuyên gia đánh giá ngành thuỷ sản vẫn trụ vững trong đại dịch Covid-19, minh chứng rõ nhất cho việc hội nhập thành công của kinh tế nước ta.

Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng, mặt hàng thủy sản Việt Nam đang trở thành đối tượng của các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) nước ngoài. Do đó, các DN cần chú trọng đầu tư nâng cao năng lực PVTM nhằm tránh rủi ro cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng trên thương trường.

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 11 hồi phục mạnh 23%. Thị trường cá tra của Trung Quốc sẽ bị tăng giá sau khi Đông Hưng đóng cửa. XK sang Trung Quốc: Doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm soát COVID-19 ở cả bao bì. Từ năm 2022, Trung Quốc sẽ giảm thuế nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Biến thể Omicron và qui định vắc-xin ảnh hưởng ngành dịch vụ thực phẩm của Hoa Kỳ.

(vasep.com.vn) Năm 2021, ngành thuỷ sản xuất khẩu đã trải qua những cung bậc thăng trầm vì dịch Covid 19. Nửa đầu năm, XK thuỷ sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục, SX trong nước ổn định. Quý III, SX và XK thuỷ sản gần như rơi vào bế tắc vì giãn cách XH và quy định SX 3 tại chỗ để phòng chống dịch Covid. Từ đầu tháng 10, nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ với quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp SX, XK thuỷ sản nhanh chóng hồi phục.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ năm 2018 đến nay bị tác động giảm vì các yếu tố như nhu cầu và giá NK tại một số thị trường chính sụt giảm, các rào cản kỹ thuật và thuế quan, đặc biệt là dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ trong 2 năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, mức độ sụt giảm XK của Việt Nam không bị lao dốc vì có bệ đỡ là các hiệp định FTA từ 2018 đến nay, trong đó có hiệp định CPTPP và EVFTA.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong quý III/2021 chững lại so với quý II, nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 5,7%. Tính đến cuối tháng 9/2021, XK thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 1,45 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Triển lãm thực phẩm mùa Thu thường niên WorldFood lần thứ 30 diễn ra tại trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, thu hút hơn 600 doanh nghiệp tham gia.

Sở Công thương TP Cần Thơ vừa ban hành hướng dẫn tạm thời phương án sản xuất đảm bảo phòng, chống dịch, trong đó đưa ra những điều kiện chung và điều riêng cho từng phương án.

Nhập siêu 3,71 tỷ USD trong 8 tháng cho thấy xuất khẩu đang ngấm những tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ở miền Tây đang lo ngay ngáy vì nhiều khách hàng “dọa” chuyển qua mua tôm ở Ấn Độ, Thái Lan…

Chiều 9/9, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Châu Phi: Tăng cường kết nối, cùng phát triển bền vững”. Dự hội thảo có lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và gần 500 đại biểu đến từ 400 điểm cầu trên cả nước. Dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Doanh nghiệp Nga muốn gia tăng nhập khẩu các loại nông sản từ Việt Nam, nhất là các loại trái cây tươi, thủy sản và các loại thực phẩm chế biến.

Tại cuộc họp trực tuyến về sản xuất, tiêu thụ thủy sản những tháng cuối năm 2021 và khó khăn vướng mắc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vào sáng 4/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với một số địa phương và hiệp hội, doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thủy sản có vai trò rất quan trọng, chiếm khoảng 35% trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp và là lĩnh vực còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Nếu các địa phương phía Nam kịp thời mở rộng vùng xanh, nới lỏng giãn cách thì cơ hội cho xuất khẩu thủy sản bứt phá những tháng cuối năm là rất khả quan, ngược lại thì chuỗi sản xuất, xuất khẩu có nguy cơ đổ vỡ.

Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng trong 7 tháng đầu năm nay.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong nửa đầu tháng 8-2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 263,8 triệu đô la Mỹ, giảm 41% so với nửa cuối tháng 7-2021 và giảm 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.